Thứ Tư, 22 tháng 1, 2014

Nói truyện về ngựa

- Giải mã ý nghĩa tuyệt vời của loài ngựa 

Đối với nền văn minh Celtic, ngựa là biểu tượng của chiến tranh và khả năng sinh sản. Trong chiến tranh, ngựa gắn liền với chiến thắng, thống trị, cuộc sống dài lâu và sự giàu có sau mỗi lần cùng chủ nhân giành chiến thắng trong các trận chiến. Do đó, ngựa cũng là biểu tượng tượng trưng của lòng dũng cảm và sự chiến thắng.
Epona là nữ thần của loài ngựa, lừa và la. Trong văn hóa và các truyền thuyết của người Celtic, Epona là biểu tượng của vòng tròn chào đời, tử vong, thế giới bên kia và sự tái sinh. 
Trong thần thoại Hy Lạp - La Mã, ngựa được cho là do thần biển Poseidon  tạo ra. Loài vật này do thần cai quản địa ngục Hades (hay còn gọi Pluto) và thần chiến tranh Ares (hay còn gọi Mars) cưỡi. Ngựa tượng trưng cho quyền lực, chiến thắng, danh dự, sự thống trị...
Người La Mã cũng tin rằng ngựa là một biểu tượng của cuộc sống đời đời kiếp kiếp. Vào mỗi tháng 10 hàng năm, người dân La Mã sẽ hiến tế một con ngựa cho thần Mars và sẽ giữ đuôi của nó qua mùa Đông như một tín hiệu của khả năng sinh sản và sự tái sinh.
Ngựa là một trong số 12 con giáp của người dân Trung Quốc. Nó đại diện cho sức mạnh và quyền lực. Đối với phụ nữ, những đồ vật, tranh sức hình ngựa tượng trưng cho quyền uy. Đối với nam giới, chúng có ý nghĩa là chiến tranh, tinh thần hiệp sĩ, tình yêu, sức chịu đựng, sự tận tâm và ổn định.
Đối với người Mỹ bản địa, các pháp sư thường cưỡi những chú ngựa bay huyền thoại. Loài vật này là biểu tượng của nỗ lực vượt qua nghịch cảnh.
Màu sắc của loài ngựa cũng vô cùng quan trọng trong việc xác định ý nghĩa của chúng. Cụ thể, ngựa trắng hoặc loài ngựa thần có đôi cánh màu trắng tượng trưng cho ánh sáng, sự sống và ánh sáng tâm linh. Hầu hết những chú ngựa linh thiêng nhất thế giới đều có bộ lông màu trắng. 
1. Ngựa sắt của Thánh Gióng. "Thánh Gióng" từ lâu đã trở thành câu chuyện vô cùng thân thuộc đối với mỗi người dân Việt Nam. Trong đó, hình tượng chú ngựa sắt có khả năng thét ra lửa được xem là biểu tượng cho sức mạnh phi thường.

Ngựa sắt đã cùng Thánh Gióng đánh tan quân địch. Sau khi đánh đuổi quân giặc ra khỏi bờ cõi, Thánh Gióng cưỡi ngựa đến hướng núi Sóc Sơn rồi từ từ bay thẳng lên trời.

2. Ngựa Bạch Long của Đường Tam Tạng. Theo cuốn "Tây Du Ký" của Ngô Thừa Ân, Đường Tăng đã cưỡi một con ngựa trắng cùng các đồ đệ đi đến Tây Thiên thỉnh kinh. Một lần, khi đi qua vùng núi sông hiểm trở, Đường Tăng và các đồ đệ gặp phải một con rồng trắng. Do đang lúc bụng đói, con rồng đã ăn thịt con ngựa của Đường Tăng. Quá tức giận, Tôn Ngộ Không định ra tay giết chết con rồng.

 Ngay lúc ấy, Bồ Tát đã hiện ra ngăn cản Tôn Ngộ Không. Sau đó, Bồ Tát đã hóa con rồng thành một chú ngựa trắng giống hệt con bạch mã đã bị ăn thịt và gọi nó là Bạch Long. Theo truyền thuyết, trước khi bị biến thành ngựa trắng do mắc tội làm hỏng ngọc minh châu của Ngọc hoàng Thượng đế, Bạch Long chính là Thái tử Ngao Nhuận của Long Vương Tây Hải.

3. Ngựa Bạch Mã của Thái tử Tây Hạ. Theo truyền thuyết của người Trung Quốc, Thái tử Tây Hạ (một nước nhỏ phía Tây Trung Quốc thời nhà Tống) là Nguyên Hạo đã suýt mất mạng khi đang trên đường trở về nước sau chuyến nghị hòa với nước Thổ Phồn.

Một toán quân mai phục bên đường đã bày mưu sát hại Thái tử Tây Hạ. Thật may mắn, khi đến gần nơi quân địch mai phục, ngựa Bạch Mã đã hí vang trời, chổng hai vó trước lên cao, không chịu đi tiếp. Nguyên Hạo đành phải rẽ đi lối khác, nhờ đó mà tránh được hiểm nguy.

4. Ngựa Bạch Long của danh tướng thời Tam Quốc Triệu Vân (hay còn gọi là Triệu Tử Long). Triệu Vân là người đã góp công lớn vào việc thành lập nhà Thục Hán. Trong tiểu thuyết "Tam Quốc diễn nghĩa" của La Quán Trung, ông được mệnh danh là một trong “ngũ hổ tướng” của Lưu Bị. Bạch Long mã của Triệu Vân mặc dù không được đánh giá cao bằng những chú ngựa Xích Thố hay Đích Lô nhưng nó lại là con ngựa đẹp và sức mạnh đáng nể.

Ngựa Bạch Long đã giúp danh tướng Triệu Vân lập nên nhiều chiến công hiển hách. Cụ thể, trong trận Đương Dương Tràng Bản, Triệu Vân đã một mình cưỡi Bạch Long mã phá vây hàng vạn quân Tào, chém gãy 2 lá cờ to, giết 50 danh tướng quân Tào, lấy được thanh gươm báu Thanh Công. Đó là thanh gươm báu mạ vàng của Tào Tháo. Nó có thể chém gãy các loại binh khí.

5. Ngựa Ô Truy của Tây Sở Bá vương Hạng Vũ (hay còn gọi là Hạng Võ). Con ngựa của Hạng Vũ là chiến mã lông đen tuyền, to lớn và vô cùng khỏe mạnh. Sau khi bại trận dưới tay Hán vương Lưu Bang, Hạng Vũ đã dùng kiếm tự sát bên bờ Ô Giang.

Khi thấy chủ nhân tự sát, ngựa Ô Truy đã nhảy xuống sông Ô Giang chết theo. Chính vì vậy, nó được đánh giá là một chú ngựa trung nghĩa sắt son, hết lòng vì chủ. Ảnh minh họa.
 

Huyền thoại về con ngựa trắng hóa thành Mặt trăng


Vào thuở sơ khai chỉ có Trời và Đất có lưu truyền truyền thuyết về chú ngựa trắng N'Tuki sau khi chết đi hóa thành những ngôi sao trên bầu trời. Khi đó, chỉ có duy nhất một người phụ nữ sống trên Trái đất có tên là Fa'Rashi, có nghĩa là "người lái tinh thần". Cô cưỡi một con ngựa trắng có tên N'Tuki, có nghĩa động vật tinh thần.
Con ngựa trắng này vô cùng đặc biệt vì khi nó chết, nó sẽ được đưa lên các tầng của thiên đường để cho tất cả mọi người nhìn thấy. Công việc của Fa'Rashi là chăm sóc cho N'Tuki luôn luôn sạch sẽ nhằm giúp chú ngựa này có bộ da trắng tinh cho đến khi nó chết. Vì vậy, mỗi khi Fa'Rashi cưỡi N'Tuki ra ngoài và khi trở về sẽ ngay lập tức tắm rửa cho chú ngựa đặc biệt này để bùn đất không làm bẩn bộ lông đẹp tuyệt mỹ của nó.
Sau 5 tháng mang thai, N'Tuki đã sinh ra ngựa con có bộ lông trắng giống như mẹ. Tuy nhiên, bi kịch xảy đến với N'Tuki đúng vào ngày hôm đó. Nó đã qua đời trong thời gian sinh con.
Fa'Rashi đã nhìn thấy linh hồn của N'Tuki bay lên trên không trung giữa buổi đêm và nằm rải rác ở trong các tầng của thiên đường. Sau đó, nó đã trở thành những ngôi sao.
Bất ngờ, Fa'Rashi nghe thấy giọng nói của Chúa Trời. Người đã nói với cô rằng: "Nhiệm vụ của cô là chăm sóc con của N'Tuki và không được để bất cứ thứ gì tác động đến bộ lông màu trắng của nó. Khi chết đi, nó sẽ được đưa lên thiên đường và tất cả mọi người sẽ nhìn thấy nó. Nếu làm được điều này, cô sẽ có số phận tương tự".
 Vì vậy, sau mỗi lần cưỡi N'Kuki - con của N'Tuki, cô lại tắm rửa cho nó sạch sẽ để bộ lông của con vật không bị vấy bẩn.
Nhưng một đêm nọ, Fa'Rashi đã cưỡi N'Kuki đi ngắm nhìn vẻ đẹp của những ngôi sao. Cô muốn cảm nhận không khí mùa hè mà mình từng trải qua và muốn nghe thấy gió thổi qua mái tóc và sau tai nên đã hối thúc N'Kuki chạy nhanh hơn bình thường.
Nhưng vì Fa'Rashi không thể nhìn rõ đường đi nên cả hai nhanh chóng bị ngã xuống một cái rãnh, khiến phía bên trái của N'Kuki lấm lem bùn đất. Ba chân của nó cũng bị thương và Fa'Rashi đã bất tỉnh ngay lúc ấy.
 Sau tai nạn, N'Kuki đã cố đứng dậy và thoát khỏi rãnh bùn. Nó đã phi nước đại để trở về nhà và mỗi sải chân của nó ngày càng yếu đi do những vết thương ngày càng nặng. N'Kuki nhanh chóng lấy một bao chứa các loại thảo mộc chữa bệnh và giữ chặt nó trong hàm răng của mình để mang đến chữa trị cho Fa'Rashi. Nó đã cố mang số thuốc đó trên những chiếc chân ngày càng đau vì bị chấn thương.
Khi đến nơi, N'Kuki nằm xuống bên cạnh Fa'Rashi và nhai các loại thảo mộc thành bột nhão. Sau đó, nó đặt số thuốc đó lên trên những vết thương của Fa'Rashi. Sau khi đã bôi thuốc cho Fa'Rashi, N'Kuki đã ngất đi.
Thức dậy vào buổi sáng hôm sau, sức khỏe của Fa'Rashi đã tốt lên nhưng cô nhanh chóng phát hiện N'Kuki đã chết vì liều mình cứu tính mạng cô. Fa'Rashi đã để tang chú ngựa trắng cả ngày.
Đêm xuống, cô nhìn lên trời và trông thấy các vì sao. Fa'Rashi đã tìm thấy một thứ lớn hơn và sáng hơn trong số những ngôi sao trên bầu trời. N'Kuki đã trở thành Mặt trăng nhưng không có vẻ đẹp tinh khiết. Mọi người có thể dễ dàng nhìn thấy một bên của Mặt trăng có những vết đen. Phải chăng, đó là do N'Kuki đã cứu tính mạng của Fa'Rashi và bị vấy bẩn bộ lông màu trắng? Do không hoàn thành nhiệm vụ mà Chúa Trời giao phó, Fa'Rashi cũng không được hóa thân lên trời đứng cạnh với Mặt trăng và các vì sao sau khi qua đời.