Cúc vạn thọ Socola
Giống với Lotus Berthelotii, loài Cúc vạn thọ Socola này được cho là không còn
tồn tại trong tự nhiên hơn 100 năm nay. Phải có bàn tay chăm sóc của con người
chúng mới có thể tồn tại. Vào mùa Hè, những cánh hoa thường toát ra mùi socola
rất thơm.
Đây là loài cây rất
hiếm, chỉ có ở Hawaii.
Nó được phát hiện năm 1860, khi đó chỉ có đúng 3 cá thể. Đến năm 1950, cây
Kokai cuối cùng (trong 3 cây được tìm thấy) đã chết và được coi là tuyệt chủng.
Đến năm 1970, người ta lại tìm được một cá thể nữa, tiếc rằng nó đã bị phá hủy
trong một vụ cháy 8 năm sau đó. Rất may, các nhà sinh vật học đã cứu được một
nhánh cây và từ đó nhân giống thành 23 cây tồn tại cho đến ngày nay.
Một nhánh hoa này có
giá bán khoảng 5.000 USD, chừng đó là đủ để thấy chúng quý giá đến mức nào. Ở
Anh, người ta coi loài hoa lan này là bảo vật quốc gia và được bảo vệ rất
nghiêm ngặt. Không phải ai cũng có thể nuôi dưỡng loài này dù có hạt giống
trong tay. Muốn nó phát triển phải ghép cùng với một loại nấm - nguồn cung cấp
dinh dưỡng gián tiếp.
Lan ma - Loài hoa lan
này không có lá nên không thể tự quang hợp, tự phát triển mà phải lấy dinh
dưỡng từ một loại nấm cấy ghép trên thân. Sở dĩ gọi là “ma” bởi chúng có thể
sống dưới lòng đất nhiều năm (các nhà sinh vật học từng tin rằng chúng đã tuyệt
chủng) và chỉ nở hoa khi hội tụ tất cả các điều kiện. Điều đó lý giải tại sao
những người chơi lan chỉ mong một lần trong đời được nhìn thấy loài hoa này nở.
Trên thế giới chỉ còn
duy nhất 2 cá thể của hoa trà này, một ở khu vườn tại New Zealand và một được
trồng trong nhà kính của Anh.
Jade Vine - Hoa móng
cọp Loài hoa này có nguồn gốc từ Philippines, có tên khoa học là
Strongylodon macrobotrys, thuộc họ đậu. Ở Việt Nam, người ta hay gọi là Hoa
móng cọp (hoặc Dây hoa cẩm thạch). Thuộc họ đậu nên Jade Vine sử dụng rất nhiều
đạm để nuôi dưỡng, phát triển. Thế nên trong môi trường tự nhiên, chúng thường
xuyên bị thiếu chất, dẫn đến yếu dần đi, trơ trọi thân cành và không thể đâm
hoa kết trái bình thường.
Rafflesia arnoldii là
hoa vua bởi chúng là loài hoa lớn nhất thế giới. Người ta từng đo được bông to
nhất có đường kính tới 1,4 mét và nặng 50kg. Khi mới nở, chúng có mùi rất thơm,
nhưng chỉ vài ngày sau lại phát ra mùi thịt thối rữa. Nhờ mùi thối này, ruồi
nhặng và côn trùng đã xúm lại giúp chúng thụ phấn. Được biết, Rafflesia
arnoldii chỉ mọc ở những khu rừng nhiệt đới.
Silene tomentosa là
chi nhỏ của loài hoa Cẩm chướng, rất quý hiếm và chỉ được tìm thấy trên các
vách đá cao của Gibraltar. Năm 1992, các nhà
thực vật học tuyên bố loài hoa này đã tuyệt chủng. Nhưng 2 năm sau, một nhà leo
núi đã tìm ra một cá thể trên vách núi đá cao chót vót. Nhờ đó chúng mới được
nhân giống.
Franklinia alatamaha,
được biết đến với cái tên cây Franklin có cánh thơm, hình chén, màu trắng. Nó
được tìm thấy bởi nhà thực vật học tới từ Philadelphia
là John và William Bartram. Tuy nhiên, chúng đã bị tuyệt chủng kể từ những năm
1800. Mãi đến gần đây, các nhà khoa học mới tìm thấy một vài cá thể, và theo
thống kê, hiện chỉ có đúng 3 cây nở hoa.
Lotus Berthelotii : Đây là loài hoa rất
đẹp và được xếp vào loại rất hiếm từ năm 1884. Chúng được coi là hoàn toàn
tuyệt chủng trong tự nhiên. Hiện Lotus Berthelotii chỉ được nuôi và nhân giống
trong các phòng thí nghiệm.