Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2013

Thiên nhiên kỳ diệu

Đón chờ Bắc Cực quang lấp lánh

Để chiêm ngưỡng ánh sáng thần tiên ở cực Bắc, hãy tìm tới những điểm đến sau!
1. Jokulsarlon, Iceland
Ở Iceland, bạn có thể chiêm ngưỡng Bắc Cực quang ở bất cứ đâu nhưng đẹp nhất vẫn là tại hồ băng Jokulsar, cách thủ đô Reykjavik 250 km về phía Đông Nam. 
Do được phủ kín với những tảng băng lớn, phản chiếu ánh sáng, cảnh quan nơi đây càng thêm lấp lánh, đẹp mắt. 
2. Fairbanks, Alaska, Mỹ
Một thách thức khi muốn ngắm Bắc Cực quang là bạn phải chịu đựng cái lạnh cắt da. Tuy nhiên, ở Fairbanks, bạn được chiêm ngưỡng ánh sáng thần tiên ngay gần một suối khoáng nóng bốc hơi ấm áp, một trải nghiệm vô cùng khó quên. 
3. Paatsjoki, Lapland, Phần Lan
Trên cây cầu Paatsjoki, gần biên giới Phần Lan và Nga, bạn có tới 90% cơ hội ngắm Bắc Cực quang vì hầu như năm nào nơi đây cũng xảy ra hiện tượng độc đáo này. 
4. Kangerlussuaq, Greenland, Đan Mạch
Nổi tiếng với bầu trời quang đãng số một hành tinh, hầu như luôn trong vắt tới 300 ngày trong năm, Kangerlussuaq là điểm đến hàng đầu cho những ai thích ngắm và ghi lại khoảnh khắc Bắc Cực quang bằng ống kính máy ảnh. Thời điểm lý tưởng nhất để ngắm Bắc Cực quang là từ tháng 10 đến tháng 4 hàng năm. 
5. Yellowknife, Canada
Cách trung tâm thành phố Yellowknife khoảng 25 phút đi xe, bạn sẽ tới được khu làng Aurora (làng Bắc Cực quang), nơi thường xuyên tổ chức các tour cắm trại và chiêm ngưỡng ánh sáng phương Bắc. Đặc biệt, mỗi trại còn trang bị ghế ngắm cảnh có máy sưởi để phục vụ du khách. 
6. Tromso, Na Uy
Được ca ngợi là “Paris của phương Bắc”, Tromso đẹp lộng lẫy và là một trong những điểm dễ “bắt” Bắc Cực quang nhất. Tại đây, từ tháng 9 tới tháng 3, bạn có thể thuê các tour đi thuyền trên vịnh ngắm cảnh và chờ đợi cơ hội được mục sở thị ánh sáng thần tiên này. 
7. Abisko, Sweden
Với khí hậu trong lành miền núi, đây cũng là một trong những nơi có bầu trời trong nhất Bắc Âu, tạo điều kiện cho việc ngắm Bắc Cực quang dễ dàng nhất. 

Khoảnh khắc hiếm có chụp lại dải ánh sáng nhiều màu trên nền trời Northern Lights, Bắc Scotland. Để ghi lại được bức ảnh tuyệt mỹ này, nhiếp ảnh gia đã mất vài giờ tác nghiệp từ lúc 1h sáng. Ảnh: Graeme Whipps.

Những hiện tượng thiên nhiên kì thú

Khoa học, thiên văn vẫn luôn chứa đựng những bí ẩn lạ kỳ. Có những hiện tượng xảy ra thường xuyên nhưng có những hiện tượng phải rất may mắn, bạn mới có cơ hội chứng kiến.
1. Cung trăng
cung-trang-4037-1386554566.jpg
Cầu vồng là do ánh sáng mặt trời chiếu vào những giọt nước tích tụ trên cao, xuất hiện phổ biến nhất vẫn là sau cơn mưa, nhưng cung trăng thì hiếm hơn nhiều, nó chỉ xuất hiện vào ban đêm, khi mặt trăng đầy tháng mọc là là thấp. Thác Cumberland, bang Kentucky, Mỹ, là nơi có thể nhìn thấy hiện tượng này nhiều nhất.
2. Ảo ảnh
ao-anh-3155-1386554566.jpg
Ảo ảnh xuất hiện khi ánh sáng bị khúc xạ. Lúc đó, hình ảnh một vật, cảnh vật hoặc bầu trời sẽ xuất hiện giống y đúc cảnh thật ở một nơi khác, nhưng đương nhiên đó chỉ là ảo ảnh. Hiện tượng này thường được thấy trên các bề mặt nóng, như mặt đường hoặc sa mạc.
3. Vầng hào quang
vang-hao-quang-8057-1386554566.jpg
Cũng giống như cầu vồng, vầng hào quang hình thành do ánh sáng chiếu qua các đám mây tầng cao chứa tinh thể băng nên bị khúc xạ. Đôi khi trên vầng hào quang có một vài chỗ sáng hơn hẳn, tạo thành "các Mặt Trời giả". Hiện tượng này cũng xuất hiện ở mặt trăng hoặc những hành tinh sáng, ví dụ như sao Kim.
4. Vành đai sao Kim
vanh-dai-sao-kim-9353-1386554566.jpg
Vành đai sao Kim là hiện tượng thường xảy ra vào những buổi chiều tà ở nơi có nhiều khói bụi, giữa bầu trời và đường chân trời sẽ xuất hiện những dải màu hồng nhạt hoặc màu nâu.
5. Mây dạ quang
May-da-quang-3131-1386554566.jpg
Mây dạ quang là những đám mây ở tầng cao khí quyển bị khúc xạ ánh sáng mặt trời vào lúc chiều ta khi Mặt Trời đã lặn. Những đám mây này sẽ làm cả bầu trời rực sáng mà không cần bất cứ nguồn năng lượng nào.
6. Cực quang
cuc-quang-2982-1386554566.jpg
Ở phía Nam bán cầu, cực quang được gọi là Nam cực quang, Bắc bán cầu là Bắc cực quang. Đây là hiện tượng quang học sinh ra do sự tương tác giữa các hạt mang điện tích từ gió mặt trời tiếp xúc với tầng cao khí quyển Trái đất. Hiện tượng này xuất hiện nhiều ở vĩ độ cao, gần các cực từ.
7. Mặt trăng đổi màu
mat-trang-doi-mau-2111-1386554567.jpg
Do tác động từ các vấn đề khí quyển khác nhau, Mặt Trăng thỉnh thoảng xuất hiện với màu sắc khác nhau như xanh, cam đỏ. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể là do nhật thực, không khí ô nhiễm, nhiều khói bụi.
8. Mây thấu kính
May-thau-kinh2-6696-1386554567.jpg
Những đám mây kì lạ này có hình dạng như thấu kính, hình thành dọc theo các dãy núi cao và thường có mối liên hệ đặc biệt với các cơn bão. Những đám mây này có diện tích rất lớn và tồn tại trong khoảng thời gian từ 10 tới 15 phút.
 
9. Lửa St Elmo
lua-St-Elmo.jpg
Hiện tượng này là do plasma phát sáng trên các cột buồm tàu hoặc cột thu lôi, trông giống như lửa cháy. Và nó chỉ xuất hiện trong khu vực tích điện của các cơn giông bão. Tên gọi của nó được đặt theo tên của Thánh Elmo, vị thần hộ vệ của các thủy thủ.
10. Mây đứng Pyrocumulus
may-dung.jpg
Mây đứng Pyrocumulus hình thành do không khí bị đốt nóng đột ngột và dữ dội trong khu vực nào đó. Thông thường, nguyên nhân gây ra hiện tượng này là núi lửa phun trào, cháy rừng và vụ nổ hạt nhân.
11. Cột Mặt trời
cot-mat-troi.jpg
Hiện tượng tự nhiên này xảy ra khi Mặt Trời lặn, ánh sáng của nó phản chiếu lên những tầng mây băng giá khác nhau trên tầng cao khí quyển và tạo thành cột ánh sáng cao lên tới bầu trời. Tương tự cũng có thể thấy cột Mặt Trăng.
12. Hiện tượng Virga
Virga.jpg
Virga là hiện tượng khi các tinh thể băng từ các đám mây rơi xuống nhưng bốc hơi trước khi tới mặt đất, do đó tạo thành các dải như những đường mòn từ trên mây xuống mặt đất. Thỉnh thoảng còn có thể bắt gặp đám mây có nhiều dải trông như một con sứa.
13. Gió Nam cực
gio-nam-cuc.jpg
Đây là loại gió có không khí đặc quánh thổi từ trên cao xuống do tác động của trọng lực. Ở một số vùng, chúng còn có một số tên gọi khác như Santa Ana (miền nam California), Mistral (Địa Trung Hải), Bora (biển Adriatic), Oroshi (Nhật Bản), Pitaraq (Đảo Băng) và Williwaw (Tierra del Fuego). Loại gió này đặc biệt nguy hiểm, nhất là trên biển, tốc độ thổi 100 hải lý/h (tương đương 185km/h).
14. Cầu vồng lửa
cau-vong-lua.jpg
Đây là hiện tượng cực kì hiếm gặp, nó chỉ xảy ra khi Mặt Trời lên tới thiên đỉnh (nằm ở độ cao 58 độ hoặc lớn hơn), ánh sáng của nó phản chiếu qua các tinh thể băng hình đĩa ở một góc độ nhất định trên các đám mây cuộn nằm ở vĩ độ cao. Tùy theo mức độ bẻ cong của ánh sáng mà các tinh thể này có màu sắc khác nhau.
15. Tia chớp lục
tia-chop-luc.jpg
Đây là hiện tượng quang học xảy ra rất ngắn ngay sau hoàng hôn (lúc mặt trời lặn hoàn toàn) hoặc trước bình minh. Nó chỉ xuất hiện 1 tới 2 giây ngay trên đỉnh Mặt Trời hoặc giống như tia chớp xanh lá cây phóng lên từ điểm Mặt Trời lặn. Nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng này là ánh sáng bị khúc xạ.
16. Sét hòn
set-gon.jpg
Đây là hiện tượng điện trong khí quyển rất hiếm gặp và chưa được giải thích. Với dạng sét hình cầu, thường gắn với các cơn giông, thời gian di chuyển kéo dài hơn so với sét bình thường. Theo một số bản báo cáo trước đây, sét hòn có thể nổ trước khi biến mất và chúng cũng có kích thước đa dạng, có thể có đường kính lên tới vài mét. Sức công phá của sét hòn rất lớn, đã từng có ghi nhận, sét phá hủy toàn bộ một tòa nhà.
Vòi ròng hút nước ở Việtnam