Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2015

Lư sơn , Quế lâm


Thứ Sáu, 12/06/2015 - 13:04

Núi Lư Sơn - chốn tiên cảnh hiện hữu nơi hạ giới

(Dân trí) - Lư Sơn - một trong những ngọn núi nổi danh nhất thiên hạ với cảnh sắc hùng vĩ, hiểm trở mà tráng lệ.

Nhiều thi nhân xưa từng đặt chân tới chốn này, để lại cho đời vô số tác phẩm thơ ca, hội họa nổi tiếng. Sở hữu nhiều di tích lịch sử văn hóa độc đáo, nơi đây còn là khu sinh thái du lịch hút khách ở Trung Quốc.

Danh thắng núi Lư Sơn
Danh thắng núi Lư Sơn.
Lư Sơn thuộc vùng núi phía Bắc tỉnh Giang Tây, Trung Quốc với tổng diện tích thắng cảnh khoảng 302 km2, cao so với mực nước biển gần 1500m. Phía Bắc dựa vào sông Dương Tử, phía Nam gần mạch Kinh Cửu, còn phía Đông gối đầu vào hồ Phàn Dương. Tổng cộng Lư Sơn có 99 ngọn núi, trong đó cao nhất là đỉnh Đại Hán Dương với độ cao 1474m.

 Sương mù bao phủ quanh năm khiến cảnh tượng mờ ảo như chốn bồng lai
 Sương mù bao phủ quanh năm khiến cảnh tượng mờ ảo như chốn bồng lai
 Sương mù bao phủ quanh năm khiến cảnh tượng mờ ảo như chốn bồng lai.
Cảnh đẹp hữu tình như tranh sơn thủy ở Lư Sơn là nguồn cảm hứng sáng tạo bất tận với các danh sỹ thời xưa. Lý Bạch, nhà thơ đời Đường nổi tiếng ở thế kỷ thứ 8 đã có bài thơ bất hủ về danh thắng này. Ví Lư Sơn như chốn bồng lai tiên cảnh bởi sương mù dày bao phủ khắp nơi. Đứng từ chân đỉnh nhìn lên, sương phủ trắng xóa như thác nước đổ. Mây chập chờn mơ ảo trong không gian như thực như hư, vẽ nên vẻ quyến rũ mê hồn của tạo hóa.

Mây vờn trên núi
Mây vờn trên núi.
Lư Sơn dưới ánh chiều tà
Lư Sơn dưới ánh chiều tà.
Nền nhiệt trung bình ở đây khoảng 17 độ C, mùa hè không quá 31 độ C, tạo nên mức nhiệt dễ chịu quanh năm. Thăng thú danh thắng Lư Sơn đã trở thành tour ưa thích của khách du lịch. Điểm tham quan lấy trấn Cổ Lĩnh làm trung tâm, trải dài từ chân núi tới đỉnh núi. Nơi đây từng là điểm dừng chân của các bậc đế vương, những nhà hiền triết thời xưa như vua Hạ Vũ, Hoàng đế Tần Thủy Hoàng, nhà thơ Lý Bạch, Đỗ Phủ, Tô Đông Pha...

Năm 1996, UNESSCO công nhận Công viên Quốc gia Lư Sơn là di sản văn hóa thế giới. Đến năm 2004, nơi này được đưa vào danh sách hệ thống các vườn địa chất quốc tế

Quế lâm: