Thành phố Madurai thuộc bang Tamil Nadu miền Nam Ấn Độ là một trong những thành phố có người ở liên tục lâu đời nhất trên thế giới với lịch sử hơn 2.000 năm.
Ngôi đền Meenakshi Amman nằm ở trung tâm thành phố, là nơi thờ cúng hai vị thần quan trọng của Ấn Độ giáo: nữ thần Parvati và chồng bà là thần Shiva.
Khu vực đền thờ được bao quanh bởi mười tòa tháp cổng kỳ vĩ, được gọi là Gopuram, trên mỗi tháp đều có hàng ngàn bức tượng sống động và rực rỡ.
Cao nhất trong số đó là tòa tháp ở cổng phía Nam, được xây dựng vào năm 1559 với chiều cao chừng 52 mét.
Trong khi đó, tòa tháp cổ nhất là tháp phía Đông, được xây dựng từ năm 1216, trước khi Columbus dong buồm ra khơi hàng nhiều thế kỷ!
Mỗi tòa tháp có cấu trúc gồm nhiều tầng, trên đó chứa đựng hàng ngàn hàng vạn bức tượng muôn màu muôn vẻ.
Những tòa tháp nổi bật lên giữa bầu trời…
… Như là hình ảnh của một thế giới huyền bí xa xăm nào khác.
Từng chi tiết kiến trúc, từng bức tượng đều được chạm trổ và trang trí một cách công phu, tinh tế.
Chúng đã gắn liền với cuộc sống của người dân suốt hàng trăm năm qua, như chính đức tin của họ.
Công nghệ hiện đại góp phần tạo thêm cho những tòa tháp sự lung linh huyền ảo về đêm.
Ngôi đền và những tòa tháp đã xuất hiện trong những ghi chép của người Tamil từ 600 năm về trước.
Đây là một trong những địa điểm hành hương quan trọng của tín đồ Ấn Độ giáo, đồng thời cũng là một điểm tham quan hấp dẫn.
Thống kê cho thấy mỗi ngày trung bình có đến 15.000 người viếng thăm nơi đây, vào ngày thứ Sáu hàng tuần thậm chí còn gấp đôi.
Hàng năm, vào dịp lễ hội của ngôi đền diễn ra vào tháng Tư và tháng Năm, có đến hơn một triệu người đến tham quan hay hành lễ.
Thật kỳ diệu khi những pho tượng này trải qua hàng trăm năm mưa nắng, vẫn còn giữ được vẻ rực rỡ sống động của mình.
Tuy nhiên cũng có không ít tòa tháp đã bắt đầu hư hại.
Và chính quyền địa phương cùng người dân đang nỗ lực để bảo tồn và phục chế những công trình tuyệt đẹp này.
Chủ đề của các bức tượng nơi đây cũng khá đa dạng và phong phú.
Từ hình ảnh những loài ma quỷ trong truyền thuyết.
Con người và những sinh hoạt văn hóa bình thường.
Và nhiều nhất là hình ảnh của những vị thần trong Ấn Độ giáo truyền thống.
Hình ảnh bên trong ngôi đền cũng cực kỳ ấn tượng.
Đây chính là khu vực hội trường lớn của đền thờ với một ngàn cột trụ.
Cũng một phong cách rực rỡ với nhiều gam màu nóng.
Và những bức tượng, những chi tiết trang trí được chạm khắc tinh tế, cầu kỳ.
Trước cửa đền là một chú voi thân thiện, luôn sẵn sàng “xoa đầu” du khách mà người ta tin rằng sẽ mang lại phước lành.
Trung tâm ngôi đền có một hồ nước nhân tạo. Theo truyền thuyết thì khi một cuốn sách được viết ra, người ta đặt nó lên mặt nước, nếu nổi thì đó là một tác phẩm có giá trị, ngược lại sẽ bị bỏ đi.
Ngôi đền do 50 giáo sĩ Bà-la-môn cai quản.
Tuy nhiên để chăm sóc và bảo quản hàng vạn tác phẩm quý báu này phải cần đến rất nhiều người tình nguyện khác, chủ yếu là cư dân địa phương.
Meenakshi xứng đáng là một trong những ngôi đền Ấn Độ giáo đẹp nhất trên thế giới.
Và nền văn hóa ngàn năm của Ấn Độ cũng xứng đáng là một trong những nền văn minh vĩ đại của loài người.
ngôi đền "hoan lạc" ở Ấn Độ
Ngôi
đền Khajuraho là điểm đến du lịch hút khách thứ 2 ở Ấn Độ (chỉ đứng sau
đến Taj Mahal), nơi đây hút khách du lịch bởi kiến trúc độc đáo và
những hình vẽ chạm khắc nam nữ hoan lạc đã tồn tại suốt 1000 năm qua.
Đền thờ Khajuraho nằm ở một thị trấn nhỏ của bang Mahhya Pradesh của Ấn Độ. Với quá trình xây dựng kéo dài gần 2 thế kỷ, Khajuraho ban đầu là nơi quy tụ của 85 ngôi đền nhỏ được xây bằng đá sa thạch và có kiến trúc cô cùng lộng lẫy. Ngày nay, do sự phá hủy của thời gian, nơi đây chỉ còn sót lại 22 ngôi đền.
Có
rất nhiều lời giải thích cho việc khắc họa những hình ảnh đầy nhạy cảm
này lên khu đền thờ các vị thần, có người chi rằng tại nơi đây đã từng
tồn tại một giáo phái Hindu thờ cũng những biểu tượng thể xác và lạc thú
trong đời. Lại có kẻ cho rằng đây là cách để con người tu tâm dưỡng
tính tránh được những cám dỗ trong cuộc đời.
Với
sự độc đáo trong kiến trúc và một lịch sử tồn tại lâu dài, quần thể đến
Khajuraho đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vì “những
giá trị sáng tạo nghệ thuật độc nhất vô nhị”.