Chủ Nhật, 9 tháng 6, 2013

Hiện tượng thiên nhiên


Thăm ngọn núi lửa 'lành' nhất thế giới ở Tanzania

Ol Doinyo Lengai còn là ngọn núi lửa duy nhất trên thế giới phun natrocarbonatite - một loại nham thạch không chứa silicon nhưng lại giàu khoáng chất.
a1-101064-1372412884_500x0.jpg
Nằm ở độ cao 2.890m, thuộc thung lũng Great Rift, Ol Doinyo Lengai là một ngọn núi lửa vẫn còn hoạt động ở vùng Arusha, Tanzania.
a2-868974-1372412886_500x0.jpg
Người bản xứ Maasai coi Ol Doinyo Lengai là ngọn núi Thần Thánh bởi sự đặc biệt của nó.
a3-933897-1372412886_500x0.jpg
Ol Doinyo Lengai là ngọn núi lửa duy nhất trên thế giới phun natrocarbonatite - một loại nham thạch không chứa silicon nhưng lại giàu nyerereite và gregoryite.
a4-442684-1372412886_500x0.jpg
Vì chứa thành phần rất hiếm này, nên nham thạch mà nó phun ra ở nhiệt độ tương đối thấp – xấp xỉ 500-600 độ C, chỉ bằng khoảng một nửa nhiệt độ phun trào của dung nham ba-zan.
a5-412577-1372412886_500x0.jpg
Cũng bởi nhiệt độ thấp nên khi nham thạch trào ra, dưới ánh nắng mặt trời, nó có màu đen thay vì đỏ rực như dung nham thông thường.
a6-246669-1372412887_500x0.jpg
Hai loại khoáng chất natrocarbonatite có chứa trong dung nham ở Ol Doinyo Lengai có dạng khan và phản ứng rất nhanh khi tiếp xúc với độ ẩm của không khí. Dung nham màu đen hoặc nâu sậm và tàn tro của nó sẽ biến thành màu trắng sau vài giờ, trở thành khoáng chất có thể hút nước.
a7-376146-1372412887_500x0.jpg
Sau khoảng 6 tháng, với sự “giúp đỡ” của các yếu tố khác, dung nham này phân hủy thành cát màu nâu vàng. Điều đó khiến cho khung cảnh xung quanh ngọn núi trở nên hoàn toàn khác biệt so với những nơi khác trên thế giới, lôi cuốn các nhà địa chất tìm đến đây thăm dò, khám phá.
a8-286071-1372412887_500x0.jpg
Nham thạch ở Ol Doinyo Lengai ít độ dính nhớt nhất so với những ngọn núi lửa khác trên thế giới do chứa rất ít silica – một thành phần quan trọng để tạo nên độ dính nhớt, vì thế mà nó tan chảy cực kỳ dễ dàng.
a9-911032-1372412889_500x0.jpg
Nhiệt độ của dung nham thấp nên có thể nghiên cứu, tìm hiểu chúng ở khoảng cách thật gần mà không cần dùng đến những dụng cụ bảo hộ.
a10-222607-1372412889_500x0.jpg
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn có thể đến gần, hay giẫm lên nham thạch. Vì thực tế, nó khá nóng, đến nỗi có thể làm cháy quần áo và làm bỏng da.
a11-963045-1372412889_500x0.jpg
Dung nham ở Ol Doinyo Lengai khá “nguội”, chúng ta chỉ thấy nó đỏ ửng lên thế này vào ban đêm.
a12-806254-1372412889_500x0.jpg
So với những ngọn núi lửa có sức hủy diệt khác, Ol Doinyo Lengai được xem là khá “lành tính”, đôi khi nó còn được coi là “núi lửa đồ chơi”, vì những hình chóp như những chiếc nón nhỏ ở bên trên miệng núi lửa thường tạo ra những đợt phun trào nhỏ, vô hại, kèm theo lớp dung nhan nhỏ li ti, bắn tung tóe ra xung quanh, trông khá ngoạn mục.
a13-385593-1372412890_500x0.jpg
Ol Doinyo Lengai có địa hình dốc đứng, để leo được lên đỉnh miệng núi lửa không hề đơn giản, vì vậy những cuộc thám hiểm khoa học tới đây cực kỳ hiếm. Mãi năm 1966, J.B.Daxson và G.C Clark mới phát hiện ra loại dung nham kỳ lạ này. Họ được coi là hai nhà địa chất đầu tiên chinh phục được miệng núi lửa vẫn còn đang hoạt động này.

Clouds That Look Like UFOs

“These eerie formations in the sky may look like alien ships. But as the Daily Mail points out, they’re actually a natural occurrence called lenticular clouds.

These other-worldy images were captured by Russian photographer Denis Budkov as the clouds hovered over the Kamchatka Peninsula in Russia. “These clouds are very special as they do not move, they stay in one place and it's only their shape that changes”, the 33-year-old told the Daily Mail. “There needs to be at least two factors for these clouds to appear – a very strong wind and a very high object, so Klyuchevskaya Sopka is a perfect place to find lenticular clouds”, he added, referring to the highest mountain in the Kamchatka Peninsula.

Sometimes, a natural phenomenon called irisation occurs along the edge of the clouds, turning them a fiery red color and adding to the odd appearance”. – Claudine Zap

Photos: Lenticular clouds hover of the mountains of the Kamchatka Peninsula in Russia. (Photos by Denis Budkov/Caters News)