Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2013

Chim Lợn & sát thủ rừng xanh


Ngắm vẻ đẹp mê hồn của chim "thần chết"

Chim lợn mà kêu ở đầu hồi nhà ai thì nhà đó sắp có người chết. Chim kêu 7 tiếng là đàn ông chết, kêu 9 tiếng đàn bà chết... 
Người đời đặt tên cho loài chim thuộc họ nhà cú này là chim lợn do tiếng kêu “éc éc” thành tràng dài, thảm thiết và não nề của chúng. Chúng thường kêu như vậy vào giữa buổi đêm tĩnh mịch, khiến những người nghe thấy không khỏi giật mình, lạnh gáy.

Nỗi khiếp sợ loài chim này càng lớn bởi quan niệm có từ xa xưa của người Việt cho rằng chim lợn mà kêu ở đầu hồi nhà ai thì nhà đó sắp có người chết. Và điều này đã ăn sâu vào tiềm thức của một bộ phận người dân đến tận ngày nay. Nhiều người nghe đến chim lợn là liên tưởng đến một loài vật xấu xí, hiện thân cho sự đen đủi, chết chóc, dù có thể họ chưa một lần nhìn thấy loài chim này.



Gần đây, loài chim lợn lại càng trở nên “tai tiếng” hơn khi tên của chúng đi vào “từ điển” tiếng lóng để chỉ những kẻ xấu xa chuyên theo dõi, rình mò, bới móc đời tư, khuyết điểm của người khác. Những kẻ làm ăn phi pháp, buôn lậu cũng thường được gọi là “chim lợn”. Đó quả thực là những điều ghán ghép oan uổng cho loài chim này.

Các nhà khoa học đã giải oan cho loài chim này khi giải thích quan niệm chim lợn "báo tử" chỉ là một sự hiểu lầm. Điều hiểu lầm này xuất phát từ việc cơ thể những người ốm nặng hoặc đang hấp hối thường có một mùi đặc trưng, rất nhạy cảm với khứu giác của chim lợn, khiến chúng bay đến theo bản năng. Hiện tượng này đã được nghi nhận và cường điệu đến mức bất cứ một chú chim lợn nào ngẫu nhiên bay đến kêu gần nhà đều bị cho là điềm rủi, báo hiệu sự bất hạnh cho một thành viên nào đó của gia đình.

Giới khoa học cũng khẳng định chim lợn là một loài vật rất có ích cho con người bởi chúng chính là một cỗ máy diệt chuột rất hữu hiệu. Đối với những người yêu thiên nhiên thì chim lợn còn là một loài chim có vẻ đẹp riêng, rất ngộ nghĩnh và độc đáo. Bởi vậy, thay vì bị ghét bỏ, chim lợn cần phải được con người quý trọng và bảo vệ. 


Dưới đây là một số hình ảnh về chim lợn - loài chim "thần chết" theo quan niệm xưa của người Việt:
Chim lợn sinh sống tại hầu hết các thành phố của Việt Nam bởi đây là nơi cung cấp thức ăn dồi dào của chúng. Tuy vậy, loài chim này gần như “vô hình” trước con mắt mọi người do chúng hầu như chỉ hoạt động vào buổi đêm.
Ngam ve dep me hon cua chim than chet
Ngày nay, không ít người vẫn nghĩ chim lợn là một loài chim xấu xa và ghê rợn do những quan niệm từ thời xưa để lại.
Ngam ve dep me hon cua chim than chet
Trên thực tế, đây là một loài chim có vẻ đẹp độc đáo, nhận được nhiều sự quan tâm của những người yêu chim trên toàn thế giới.

Chúng có khuôn mặt hình trái tim rất ngộ ngộ nghĩnh.
Ngam ve dep me hon cua chim than chet
Bộ lông mượt có nhiều hoa văn khá đẹp mắt.
Ngam ve dep me hon cua chim than chet
Sải cánh dài trắng như tuyết và đầy khỏe khoắn khi bay.
Ngam ve dep me hon cua chim than chet
Dù trông có vẻ khá “ù lì” khi đang đậu, chúng lại là những sát thủ đích thực trên không trung với tốc độ của một cơn gió cùng cặp mỏ và những móng chân sắc như dao.
Giữa bóng đêm, đôi mắt cực kỳ tinh tường của chúng không bỏ sót một chú chuột nhỏ ở cách xa cả trăm mét.
Ngam ve dep me hon cua chim than chet
Những “nỗi oan” trong quá khứ của loài chim lợn đang dần dần được giải tỏa.
Ngam ve dep me hon cua chim than chet
Hình ảnh chim lợn trong một tác phẩm hội họa.

Những "sát thủ" trong rừng rậm Việt Nam

Những cánh rừng bạt ngàn của Việt Nam từng là nơi cư ngụ của rất nhiều loài động vật ăn thịt dữ tợn, mà tên gọi của chúng gắn với nỗi khiếp sợ của người đi rừng và những bản làng miền núi...
Trớ trêu thay, những “sát thủ” tung hoành một thuở trong rừng già giờ đây lại đảo ngược vị trí để trở thành những nạn nhân đáng thương của con người - sát thủ "máu lạnh" đang tàn sát thiên nhiên để phục vụ lợi ích vị kỉ của mình.
Dưới đây là những loài vật điển hình:
Nhung sat thu trong rung ram Viet Nam
Gấu ngựa phân bố rộng ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Nặng khoảng 2 tạ và cao như một người lớn, vũ khí khủng khiếp của chúng là đôi tay có móng vuốt sắc nhọn. Với sức khỏe phi thường, một cái tát của gấu ngựa có thể làm đối phương thủng bụng. Gần đây, loài thú này trở thành một nghi can của vụ việc “quái thú cắn đứt đầu chó” làm dư luận xôn xao. Trên thực tế, gấu ngựa là loài động vật hiền lành, ăn các loại quả chín, mầm cây và động vật nhỏ. Chúng chỉ trở nên hung dữ và tấn công con người  khi cảm thấy bị đe dọa.
Nhung sat thu trong rung ram Viet Nam
Có lẽ, một người dũng cảm nhất cũng phải rợn tóc gáy khi đối mặt với một chú trăn gấm dài 6m. Ở Việt Nam, loài trăn khổng lồ này có mặt ở các khu rừng từ khu vực Nam Trung bộ xuống phía Nam. Như các loài trăn khác, trăn gấm săn mồi bằng cách cuộn ngạt thở và nghiền nát xương cốt nạn nhân bằng cơ thể vừa dẻo dai vừa rắn chắc như thép của mình. Đặc biệt, với khả năng co giãn của bộ xương, chúng có thể nuốt chửng một con mồi có kích thước lớn hơn nhiều lần cơ thể.
Nhung sat thu trong rung ram Viet Nam
Xứng đáng với tên gọi của mình, rắn hổ mang chúa có thể dài tới 5m, một kích cỡ kỷ lục trong thế giới của các loài rắn độc. Nối tiếng dữ tợn, thay vì lẩn trốn như nhiếu loài rắn khác, chúng sẵn sàng chủ động tấn công con người khi lãnh thổ của mình bị xâm phạm. Rất độc, một cú cắn của rắn hổ mang chúa có thể làm tử vong một người đàn ông khỏe mạnh. Tại Việt Nam, rắn hổ mang chúa thường sống ở các vùng trung du và vùng núi.
Nhung sat thu trong rung ram Viet Nam
Việt Nam cũng là nơi cư ngụ của cá sấu hoa cà, loài bò sát lớn nhất thế giới với chiều dài cơ thể có thể vượt quá 6m. Cá sấu hoa cà sống ở vùng núi duyên hải, các cửa sông lớn hay ở các vùng rừng ngập mặn hoặc các đầm lầy nước lợ ở miền Nam Việt  Nam. Con mồi ưa thích của chúng là các loài động vật lớn, được bắt bằng chiến thuật phục kích từ dưới mặt nước khi nạn nhân ra ven bờ uống nước. Loài vật này đã để lại những ấn tượng khó quên trong tác phẩm “Đất rừng phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi, với cảnh tượng cuộc săn cá sấu được miêu tả đầy gay cấn.

Nhung sat thu trong rung ram Viet Nam
Một con sói đỏ có thể vô hại, nhưng cả một đàn sói đỏ lại là mối đe dọa khủng khiếp với nhiều loài thú lớn như lợn rừng, bò tót… Trong quá khứ, sói đỏ cũng là nỗi ám ảnh của các đàn gia súc tại nhiều bản làng vùng cao. Tại Việt Nam, sói đỏ phân bố rộng ở các tính miền núi phía Bắc và khu vực Tây Nguyên.
http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/v2011/20111117-160504-6-ho-25283-2529.jpeg
Được mệnh danh là “chúa sơn lâm”, hổ là loài lớn nhất trong họ nhà mèo với trọng lượng tới 200kg. Được coi là kẻ săn mồi đáng sợ nhất trong rừng rậm, con mồi ưa thích của hổ là những loài thú lớn, vật nuôi và cả… con người. Nhiều thập niên về trước, hổ là một trong những mối đe dọa lớn nhất cho người đi rừng. Rất nhiều nạn nhân của “chúa sơn lâm đã được ghi nhận trong lịch sử. Trước kia, hổ sinh sống ở nhiều tỉnh miền núi từ Bắc vào Nam.
Nhung sat thu trong rung ram Viet Nam
Tại Việt Nam, báo hoa mai là loài động vật họ mèo lớn thứ hai, chỉ sau hổ. chiều dài thân của chúng có thể đạt đến 1m4. Rất nhanh nhẹn, chúng thường săn các loài thú như hươu, hoẵng, lợn rừng, khỉ và động vật nuôi như trâu bò, dê, cừu... nhưng ít khi tấn công con người. Tại Việt Nam, báo hoa mai có ở các khu rừng từ Bắc tới Nam.
Nhung sat thu trong rung ram Viet Nam
Nhỏ hơn báo hoa mai, báo lửa có chiều dài thân khoảng 90cm, phân bố rộng ở các tỉnh miền núi. Chúng là cơn ác mộng của những loài thú cỡ nhỏ như thỏ, khỉ, hoẵng, mễn, lợn rừng non và các loài chim.
Nhung sat thu trong rung ram Viet Nam
Ngày nay, tất cả các loài động vật trên đều đã vắng bóng trong các khu rừng của Việt Nam. Thủ phạm của sự biến mất này chính là một "sát thủ" mang cái tên quen thuộc  - con người.
Viet Bao (Theo Đất Việt)

Ảnh động vật ấn tượng trong tuần
 
Cá heo bạch tạng cực hiếm, cáo lao lên không trung cắm đầu xuống hang tuyết bắt chuột, khỉ đuôi dài ăn trái cây trong đền thờ…là những hình ảnh động vật đẹp trong tuần qua.




Những con chim cốc đậu trên cây tránh lũ ở Taudaha, Kathmandu


Khỉ đuôi dài ăn trái cây được người dân địa phương cung cấp trong thời gian diễn ra lễ hội tại ngôi đền Pra Prang Sam Yot ở Lopburi, Thái Lan. Lễ hội sẽ cung cấp đồ ăn cho 2000 con khỉ để cảm tạ chúng đã thu hút khách du lịch tới thăm quan nơi đây.


Tê giác Ấn Độ mẹ và con của nó tại rừng Meghauli Chitwan, Nepal. Từ năm 2008 đến nay, số lượng tê giác ở đây đã tăng từ 435 cá thể lên 534 cá thể, sau khi các nhà chức trách không ngừng nỗ lực chống lại nạn săn trộm tê giác.


Con cò sơn đỏ mỏ đang bay về tổ của mình trong vườn thú Delhi, Ấn Độ

Nai vàng quý hiếm mới sinh tại vườn thú tỉnh Chonburi, phía đông Bangkok, Thái Lan. Các bác sĩ thú y Thái Lan đã thành công trong việc nuôi hươu bằng ống nghiệm đầu tiên trên thế giới để tăng dân số động vật hoang dã quý hiếm này ở Thái Lan.


Con cáo nhảy vút lên lao lấy đà lặn lâu xuống tuyết để bắt một con chuột được nhiếp ảnh gia Richard Peters chụp lại ở công viên quốc gia Yellowstone.


Các nhà khoa học đã sử dụng mô hình toán học để nghiên cứu sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới kích thước loài sói xám tại công viên Yellowstone.


Một con sóc bạch tạng đang leo cây ở New York.


Cá heo bạch tạng (Pontoporia blainvillei) bơi bên cạnh một con cá heo khác  tại Babitonga de Bahia, Braz