Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2013

Tranh khỏa thân


NGHỆ THUẬT NUDE




100 nam nghe thuat nude
 Bức "Maja khỏa thân" của GoyaVậy là đã 100 năm kể từ ngày hoạ sĩ Cézanne tổ chức phòng tranh mùa thu tại Paris, trong đó có bức tranh khoả thân "Thiếu nữ đang tắm" gây sự chú ý đặc biệt đối với giới nghệ sĩ và công luận.
Bức tranh đó chính thức mở ra một xu hướng mới trong nghệ thuật vẽ tranh khoả thân hiện đại. Cùng với ông, hoạ sĩ thiên tài
 Picasso với bức Những cô gái vùng Avignon đã thực sự gây chấn động giới mỹ thuật. Để rồi từ đó, giới nghệ thuật đã lấy mốc năm 1907 làm năm khởi đầu của nghệ thuật Nude (nuy).
Tuy nhiên, trước đó, nghệ thuật nuy đã có từ rất lâu. Thời Hy Lạp cổ đại với những bức tượng Venus, Apollo... đã chứng thực một thời kỳ vàng son của mỹ thuật thế giới.
Thời kỳ Phục hưng, chúng ta được chiêm ngưỡng vẻ đẹp gợi cảm về 2 hình mẫu khoả thân Adam và Eva trên vòm thánh đường Sistine ở Vatican. Người vẽ chúng chính là hoạ sĩ Michelangelo (1475-1564). Giai đoạn này, Botticelli đã vẽ bức 
Sự ra đời của thần Vệ Nữ, một bức tranh khoả thân đã lột tả hoàn toàn những vẻ đẹp tinh khiết nhất, toàn mỹ nhất của Thần Vệ Nữ. Bức tranh này đã đặc biệt vẽ theo cảm hứng từ thần thoại Hy Lạp.
Sau một thời gian bước vào bóng đêm của thời trung cổ, nghệ thuật nuy đã sống lại với một sức sống mãnh liệt hơn. Các nghệ sĩ của Pháp, Tây Ban Nha, Anh, Đức... đã rất đầu tư cho thể loại này.
Các nghệ sĩ cho rằng: chỉ có tạo hình nuy mới đi đến con đường nghệ thuật vĩnh cửu. Nhiều tác phẩm ra đời ở giai đoạn này như:Phòng trang điểm của thần Venus của Boucher vẽ năm 1751, Khoả thân nghiêng của Renoir, Maja khoả thân của Goya, 

Những bộ ngực với những đoá hoa màu đỏ của Gauguin, Người cung phi lãng mạn của Carot... đã đưa giới thưởng ngoạn vào một thế giới kỳ ảo lung linh mà các nghệ sĩ đã hà hơi vào từng đường nét màu sắc của hình thể người phụ nữ.
TƯỢNG NHÀ MỒ TÂY NGUYÊN

Tại khu vực Châu Á, trước công nguyên cũng đã tồn tại nhiều bức phù điêu và tượng khoả thân trong các đền thờ ở Ấn Độ. Ở Việt Nam là những tượng khoả thân ở các nhà mồ Tây Nguyên, hoặc các bức tượng phù điêu tại các thánh địa Chàm. Rõ ràng tôn giáo Hindu tôn vinh sự phồn thực.
Năm 1910, danh hoạ Léger đã vẽ bức Khoả thân trong rừng nổi tiếng. Bức tranh xử lý thiên nhiên bằng khối trụ, khối nón, khối cầu đã tạo nên một bố cục mạnh mẽ và hết sức mới mẻ. Các nghệ sĩ phương Tây trong những thập niên cuối của thế kỷ 20 đã có nhiều tác phẩm đẹp, nhưng vẫn không bằng những bậc đàn anh đi trước. Những hoạ sĩ tài năng về tranh nuy giai đoạn này có thể kể đến như: Hornyak, Allison, Bacon...
Tại Châu Á, hoạ sĩ Nhật Bản Utamaro Kitagawa (1753-1806) với bức Những người mò trai được xem là người tiên phong cho nghệ thuật vẽ tranh khoả thân ở châu lục này. Hoạ sĩ Trung Hoa Lâm Dung rất thành công trong nghệ thuật vẽ tranh khoả thân bằng bút pháp thuỷ mạc. Nhìn chung, các nghệ sĩ Châu Á có lối tạo hình khoả thân rất mềm mại, kín đáo và mang tính triết lý ẩn dụ cao.
Ở Việt Nam, 2 hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh và Bùi Xuân Phái cũng được xem là những người đi tiên phong trong lĩnh vực này. Nguyễn Phan Chánh có bức lụa Trăng tỏ rất nổi tiếng.Miền nam trước đây thì có hoạ sĩ Văn Đen, hoạ sĩ Rừng ... Vài thập niên gần đây thì có hoạ sĩ Thành Chương, Đỗ Quang Em, Nguyễn Quân, cố hoạ sĩ Bửu Chỉ... cũng rất thành công trong nghệ thuật vẽ tranh nuy.
Lê Tấn Quỳnh
Việt Báo //
Xem thêm

Vẻ đẹp của người Phụ nữ qua lịch sử mỹ thuật thế giới

Thứ hai, 09 Tháng 3 2009 06:55 CT
 Mỹ thuật là bộ phận kiến thức cơ bản về văn minh nhân loại. Các tác phẩm mỹ thuật là những nhân chứng, dấu tích hiển hiện rõ nhất các bước văn minh của con người. Dõi theo các tác phẩm mỹ thuật, chúng ta có thể thấy vẻ đẹp phụ nữ đã được hàng vạn họa sĩ khám phá, thể hiện ở hàng triệu họa phẩm ra mắt từ xưa tới nay; được thể hiện hết sức đa dạng, đặc biệt là phản ánh qua lăng kính của các thiên tài nghệ thuật.
Xin chọn lọc một số bức họa quý báu trong tài sản văn hóa của nhân loại từ giai đoạn Phục hưng đến nay để các bạn thưởng thức và thấy được hình ảnh người Phụ nữ đã được các danh họa cảm xúc và thể hiện qua nội tâm của mình như thế nào. Thông qua nhìn lại lịch sử hội họa thế giới, chúng ta có thêm một cách để chúng ta lần nữa chiêm ngưỡng và tôn vinh Phụ nữ nhân ngày 8-3.

La Primavera, Sandro Botticelli (1482)
The Birth of Venus, Sandro Botticelli (1485)

The Birth of Venus, Sandro Botticelli (1485)

La Dame aux Voile - Raphael (1516)
Die Madonna Tempi - Raphael (1507)
The Three Graces - Raphael (1504)
Mona Lisa, Leonardo da Vinci (1507)
Leda the Swan, Leonardo da-Vinci (1510)
Allegory, Angelo Bronzino (1569)


Poussin Triumph de Neptun, Nicolas Poussin (1610)
Danae, Artemisia Gentileschi (1612)

Danae, Orazio Gentileschi (1621)
Judgement of Paris, Peter Rubens (1623)
Three graces, Peter Rubens (1639)
Venus at her mirror, Diego de Velázquez (1651)


Diana after the Hunt, Francois Boucher (1745)
Mademoiselle O'Murphy, Francois Boucher (1752)



The Sabine Women Enforcing Peace by Running between the Combatants, Jacques-Louis David (1794-1799)


Porträt Madame Récamier, Jacques-Louis David (1800)




The Nude Maja, Francisco de Goya (1800)

La grande Odalisca - Jean-August Dominique Ingres (1814)


Venere Anadiomene - Jean-August Dominique Ingres (1848)

La Sorgente - Jean-August Dominique Ingres (1856)
Une Odalisque - Gervex Henri (1843)
La bagnante - Gustave Courbet (1845)
Apres le bain - Bouguereau (1875)


Sirens, Charles Edward Boutibonne (1883)
L'innocence - Felix Henri Giacomotti (1884)
La Brie du Printemps - William-Adolphe Bouguereau (1825-1905)
Le Printemps, William-Adolphe Bouguereau
The Abduction of Psyche, William-Adolphe Bouguereau
Young Girl Defending Herself against Eros, William-Adolphe Bouguereau (1880)
La Vague, William-Adolphe Bouguereau (1896)
The Stranger, Ivan Kramskoi (1883)
The Bathers, Pierre Auguste Renoir (1887)
Nude, Pierre Auguste Renoir
Leila, Sir Frank Herbert Dicksee (1892)




Danae, Carolus-Duran (1837 - 1917)
At Low Tide, Sir Edward John Poynter (1908)

D.D.5a, Sir Gerald Kelly (1924)


Movimento, , Bruno Di Maio
Untitled Nude Brunette, Bruno Di Maio
Theo  Sưu tầm