Thứ Năm, 10 tháng 1, 2013

Thế giới côn trùng

Được ví như những “bông hoa biết bay”, trong tự nhiên, côn trùng là nhóm có số lượng loài nhiều nhất. Rất nhiều loài đã được định danh và cũng còn quá nhiều loài chưa được khám phá, công bố, đặt tên. Để chiêm ngưỡng vẻ đẹp hút hồn tiềm ẩn bên trong đôi cánh.
Bạn thử tưởng tượng nếu đây là cuộc thi ảnh hậu của giới côn trùng, bạn sẽ chọn ai để trao vương miện trong số những đại diện dưới đây? Riêng tôi thì muốn trao hết cho tất cả, bởi “mỗi… con mỗi vẻ, mười phân vẹn mười”.
Bướm đêm cánh tròn (Cyclosia papilionaris)
Mang danh bướm đêm nhưng loài này thường xuất hiện vào sáng sớm. Chúng thưởng thức bữa sáng bằng cách hút mật hoa của một số loài cây như cỏ hôi Ageratum conyzoides, cỏ lào Chromolaena odorata…

Hoa hau con trung
Bướm đêm lộng lẫy (Erasmia pulchera)

Loài này rất hiếm gặp vì chúng sống ở các vùng có độ cao trên 1.200m và ban ngày thường nấp dưới lá cây. Đôi khi cũng có cơ hội gặp ban ngày khi chúng tham gia vào bữa tiệc mật trên các cây đang mùa nở hoa cùng các loài bướm khác ở vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà.

Hoa hau con trung
Ve sầu cánh trắng (đang chờ định danh)
Khi mặt trời còn ngái ngủ, ở độ cao gần 1.000m trên núi Bà Đen, nơi được coi là nóc nhà của miền Đông Nam bộ, loài ve sầu cánh trắng đang chờ có tên Latinh này bắt đầu cho một ngày mới, đón nhận những tia nắng đầu tiên và cất lên bản nhạc tình.

Hoa hau con trung
Bọ ngựa cánh xanh (Creobroter germmata)
Loài này thường sống ở độ cao trên 1.000m, xuất hiện vào cuối mùa mưa. Mặc dù là một trong những kiệt tác của tự nhiên nhưng đây cũng là sát thủ số một của các loài côn trùng khác. Bọ ngựa cánh xanh cái có thể ăn thịt cả người tình ngay sau khi cuộc yêu vừa kết thúc.

Hoa hau con trung
Ve sầu cánh lam (Polydictya sp.)
Rất chậm chạp và dễ bị bắt vì thường tụ tập thành bầy từ 6 – 10 cá thể trong những phần lồi ra của những cây họ dầu Dipterocapsceae. Ban ngày, chúng bò lên ngọn cây cao chót vót và cùng nhau đồng ca. Chỉ khi mặt trời bắt đầu xuống núi thì chúng lại tụ tập thành nhóm nhỏ, lặng lẽ chìm vào giấc ngủ.

Hoa hau con trung
Ve sầu bụng đỏ (Penthicodes variegata)
Bạn đừng hy vọng dùng tay để bắt nó vì đôi mắt tinh nhanh của loài ve sầu này ghi nhận được những chuyển động nhỏ nhất của bạn. Lợi thế này khiến chúng có khả năng trốn thoát kẻ thù tự nhiên rất ngoạn mục.

Hoa hau con trung
Ve sầu vòi voi cánh vàng (Pyrops sp.)
Chỉ xuất hiện khi những cơn mưa đầu mùa bắt đầu và bóng đêm bao trùm khu rừng. Loài ve sầu này có đời sống ấu trùng chủ yếu ở dưới đất và khi đã lột xác, ca hát, giao phối, đẻ trứng là hoàn thành sứ mệnh tạo hoá giao phó. Đây là loài có khả năng bật nhảy rất nhanh nên rất khó bắt cũng như chụp hình khi nó xoè đôi cánh lung linh sắc màu vụt bay.

Hoa hau con trung
CẬN CẢNH CÔN TRÙNG

Zoom vao the gioi con trung
Một con ruồi trâu. Tất nhiên đã nhắc đến ruồi muỗi thì chỉ là những loài có hại. Ruồi trâu rất to, bám theo rất dai dẳng và khó chịu. Đặc biệt là ruồi trâu có những cú cắn đau điếng có thể mang đến mầm bệnh cho người và động vật nữa. 
Zoom vao the gioi con trung
Trong thiên nhiên, chúng ta rất dễ bị “đánh lừa” bằng những hình ảnh tỏ ra rất nguy hiểm. Ví dụ điển hình trong bức hình trên, một con rắn độc dữ tợn chăng? Thực ra đó chỉ là một con sâu bướm đuôi nhạn mà thôi. Hai đốm màu đen trông giống như mắt rắn chỉ là một hình thức ngụy trang đánh lừa kẻ săn mồi thôi. 
Zoom vao the gioi con trung
Chuồn chuồn mắt xanh ở Bavaria, Đức đang “pose” trước ống kính máy ảnh. 
Zoom vao the gioi con trung
Cái đầu đầy màu sắc của một con ngài ở Anh. Màu sắc càng sặc sỡ càng “tô đậm” cho lời cảnh báo: “Hãy tránh xa tôi ra”. Mà đúng là nên tránh xa ra thật, vì chúng có thể phun dịch có chứa acid khi bị tấn công đấy! 
Zoom vao the gioi con trung
Loài bọ dừa muốn truyền tải thông điệp: “Thịt tôi ăn vào kinh chẳng buồn chết” qua màu sắc của mình. Khi bị tấn công, bọ dừa phun ra chất dịch có vị đắng từ các khớp chân.
Zoom vao the gioi con trung
Châu chấu voi ở Indonesia phát ra tiếng động bằng cách cọ cánh vào nhau. Ở một số nước châu Á, tiếng động này được cho là nghe hay như chim hót. Tại Trung Quốc và Nhật Bản, nhiều người vẫn giữ ổ châu chấu voi trong nhà để “thưởng thức” âm thanh ấy.
Zoom vao the gioi con trung
Bọ ngựa cũng tương tự như loài sư tử trong thế giới côn trùng. Chúng là loài côn trùng săn mồi vào loại bậc nhất luôn đấy! Nhanh như chớp và sử dụng đôi “kiếm” sắc lẻm của mình một cách cực mạnh mẽ, bọ ngựa chính là nỗi kinh hoàng đối với những kẻ xấu số.
Zoom vao the gioi con trung
Một số loài côn trùng nhảy giống như con “châu chấu” Nam Mỹ trong hình có màu sắc “tiệp” luôn với màu cây cối nơi chúng sinh sống. Một cách ngụy trang quá chuẩn! 
Zoom vao the gioi con trung
Sâu bướm xanh ở Bắc Mỹ sở hữu những cái chân có gai để bám vào lá và cái miệng cũng có gai sắc để nhai.

Bọ ngựa thể hiện tuyệt chiêu kung-fu

Nhiếp ảnh gia côn trùng nổi tiếng thế giới người Đức, Igor Siwanowicz đã ghi lại hình ảnh chú bọ ngựa đầy cá tính được thực hiện tại studio của ông.

Bọ ngựa thể hiện tuyệt chiêu kung - fu.
Bọ ngựa ở Nam Mỹ.
Một con bọ ngựa châu Phi giương võ.
Bọ ngựa hoa phong lan.
Bọ ngựa hoa Malaysia.
Bọ ngựa ngụy trang thành lá.
Hương Thu (Theo Telegrap