Thứ Năm, 10 tháng 1, 2013

Thú lạ

Chân dung' loài rùa nghìn USD của Việt Nam
(ĐVO) Cách đây hơn 2 thập kỷ, loài rùa này vẫn còn rất nhiều ở Việt Nam, giá trị của chúng trên thị trường cũng không hơn gì các loài rùa khác...

>> Chiêm ngưỡng loài rùa ‘quái dị’ của Việt Nam
>> Cận cảnh loài thú ‘tí hon’ nhất Việt Nam
>> Động vật 'kỳ lạ nhất hành tinh' là… đặc sản ở Việt Nam 
>> 'Mục sở thị' thú cưng 'rợn tóc gáy' của teen Việt
>> Đẹp mê hồn ‘thiên đường ếch nhái’ giữa Hà Nội
>> Uống cà phê với... rắn, thằn lằn và nhện ở Hà Nội

Loài rùa ấy được các nhà khoa học gọi là rùa hộp ba vạch, có danh pháp quốc tế là Cuora trifasciata. Nhưng những kẻ săn trộm và giới buôn lậu chỉ gọi chúng bằng một cái tên đơn giản và cũng không thể phù hợp hơn: rùa vàng.



Từ cuối thập kỷ 1980, rùa hộp ba vạch được người Trung Quốc lùng mua ráo riết để làm chế phẩm y dược. Càng ngày càng khan hiếm, giá trị của chúng được đẩy lên cao một cách khó tin vào những năm gần đây, có lúc đạt đến 300 triệu đồng một kg.

Do bị săn lùng ‘điên cuồng’ nên rùa hộp ba vạch đã gần như biến mất ngoài tự nhiên. Trao đối với Đất Việt, giáo sư Lê Nguyên Ngật - chuyên gia đầu ngành về bò sát ở Việt Nam cho biết: dù nghiên cứu về rùa đã nhiều năm, nhưng ông chỉ được tận mắt nhìn thấy rùa hộp ba vạch đúng một lần.

Trong Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm của Chính phủ Việt Nam, rùa hộp ba vạch là loài rùa duy nhất nằm trong nhóm 1B, tương tương với các loài như voi, hổ, tê giác, bò tót, rắn hổ mang chúa. Người săn bắt, sở hữu, buôn bán trái phép loài rùa này có thể bị truy tố hình sự.

Dưới đây là một số hình ảnh của loài “rùa vàng”, tổng hợp từ các trang web khoa học quốc tế:
Tại Việt Nam, rùa hộp ba vạch phân bố ở một số vùng rừng núi và trung du thuộc các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Hà Tĩnh.
Điểm nhận dạng đặc trưng của loài rùa này là trên mai có 3 vạch màu xám đen, chạy theo 3 gờ nổi (1 gờ ở sống lưng, 2 gờ 2 bên). Điều này lý giải cho cái tên của chúng.
Chúng còn được gọi là rùa vàng, rùa đỏ do màu sắc khá đặc biệt của mình.
Yếm rùa gồm 2 mảnh cử động được, có thể khép kín vào mai như một cái hộp.
Những kẻ săn rùa gọi chúng là "rùa vàng" không hẳn vì màu sắc, mà còn vì giá trị cao đến khó tin của chúng.
Tùy theo kích cở, một chú rùa có giá lên đến hàng chục hoặc hàng trăm triệu.
Do bị săn lùng ‘điên cuồng’, rùa hộp ba vạch đã gần như biến mất ngoài tự nhiên.
Hình ảnh rùa hộp ba vạch trên một con tem Việt Nam ấn hành năm 1988, thời điểm loài rùa này vẫn còn nhiều và giá chưa đến mức "điện khùng" như bây giờ.
Ngày nay, Trung Quốc đã nhân nuôi thành công rùa hộp ba vạch. Giá rùa nuôi nhốt rẻ hơn rùa tự nhiên 4 - 5 lần, khoảng 60 triệu đồng một kg.
Tại Việt Nam, người săn bắt, sở hữu, buôn bán trái phép loài rùa này có thể bị truy tố hình sự
Loài khỉ chỉ nhỏ bằng ngón tay
(Dân trí) - Khỉ lùn, hay khỉ đuôi sóc, với kích cỡ chỉ bẳng ngón tay, đã chính thức được công nhận là loài khỉ nhỏ bé nhất thế giới.
Loài linh trưởng bé nhỏ này chỉ có chiều dài trung bình từ 12 đến 15 cm, và khối lượng chỉ khoảng từ 120 đến 140g, nhẹ hơn cả 1 quả táo.

Loại lùn thường sống trong các vùng rừng rậm nhiệt đới ở Brazil. Với kích cỡ đặc trưng của mình, chúng còn thường được gọi là “khỉ ngón tay” hay “sư tử tí hon” vì có bộ lông khá giống với bờm của sư tử.

Chúng thường sống với nhau theo từng nhóm, gồm 1 cặp đôi như vợ chồng và các con của chúng, từ 2 đến 6 thành viên. Những con khỉ đuôi sóc non thường vẫn sống trong nhóm cho đến 2 kỳ sinh sản tiếp theo sau, khi có những “thành viên” mới trong “gia đình”.

Khỉ đuôi sóc có tuổi thọ trung bình 11-12 năm trong tự nhiên, nhưng nếu sống trong điều kiện ở vườn thú, chúng có thể sống đến hơn 20 năm. 

Những hình ảnh ngộ nghĩnh về loài khỉ đuổi sóc: 

Loài khỉ đuôi sóc chỉ có kích cỡ bằng đầu ngón tay

Chiều dài của chúng cũng không dài hơn ngón tay quá nhiều

Với bộ lông đặt trưng giồng bờm sư tử, chúng còn được gọi là “sử tử tí hon”